Golf là môn thể thao được du nhập từ nước ngoài nên hầu hết ngôn ngữ liên quan đến golf đều được giữ bằng tiếng anh người ta thường không gọi họ là những nhân viên kéo gậy, hay nhân viên nhặt bóng golf mà được gọi bằng một tiếng rất tây đó là”caddy” Thế nhưng cái nghề tường như là rất cao sang ấy lại không ít những nỗi nhọc nhằn vất vả hiện thị rõ lên những cô gái chân dài này.
Ở Việt Nam hầu hết các caddy đều là nữ, theo lời kể của một số caddy để được vào làm tại các sân golf phải qua vòng sơ tuyển rất nghiêm ngặt, cần phải có ngoại hình khá, sức khỏe tốt, và ăn nói lưu loát những ứng viên may mắn lọt qua vòng sơ tuyển sẽ được thử việc tại các sân golf. Đây là thời gian huấn luyện gian khổ nhất đối với những caddy tương lai.
Nhọc nhằn phía sau công việc nhặt bóng golf
Công việc của những người nhặt bóng golf này ra đời và phát triển cùng môn thể thao quý tộc. Tuy nhiên những người làm việc ở môi trường môn thể thao quý tộc này lại không hề bóng bẩy hào nhoáng như người ta vẫn nghĩ.
Tưởng chừng như công việc nhặt bóng golf này ai cũng có thể làm được nhưng không phải như vậy. Tiêu chí tuyển chọn caddy cũng rất khắt khe không khác dì việc thi tuyển vào một ngành nghề khác, yêu cầu cơ bản của nghề nhặt bóng golf này cần phải biết tiếng anh cơ bản, và luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc cho dù thời tiết mưa hay nắng, chính vì vậy ,mà cần một người có sức khỏe tốt.
Qua được việc sơ tuyển họ phải đối mặt với những khóa huấn luyện về những luật golf rắc rối, và những thuật ngữ tiếng anh thường xuyên sử dụng khi lên sân golf. Họ phải hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến golf.
Nhiều người vẫn thường nghĩ nhặt bóng golf là một nghề rất đơn giản nhưng chia sẻ của một vài người trong nghề cho biết. Khi nhận được công việc lên sân golf làm việc lần đầu. Dù đã xác định phải đi bộ rất nhiều nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ công việc này lại cực nhọc như thế, đeo túi 14 gậy các loại đo bộ gần 10km, và công việc không hề đơn giản như tôi nghĩ ban đầu.
Những cái tên mà các caddy mang lên sân golf không phải là những cái tên vẫn thường gọi mà nó là những con số được dánh trên áo của những người nhặt bóng golf.
Hiện nay hầu hết các sân golf đều trang bị xe chuyên dụng đưa người chơi và caddy lên sân, tuy nhiên không ít người chơi chọn phương án đi bộ khi chơi golf. Nếu đi hết 18 lỗ cũng phải mất đến gần chục Km nếu khách đánh cả 36 lỗ thì số đường đó coi như gấp đôi.
Tuy nhiên đối với những người yêu nghề nhặt bóng golf này ngoài khoản phí được sân golf chi trả, caddy còn được nhận thêm một khoản tiền tip từ 200.000 – 300.000 và thu nhập của họ cũng sẽ phụ thuộc vào những lần lên sân, và cũng phụ thuộc vào lượng khách đến sân.
Vì điều kiện cơm áo gạo tiền, nhiều người đã chấp nhận vào làm nghề nhặt bóng golf, nhưng cũng có rất nhiều caddy sau thời gian làm việc họ vẫn luôn yêu đời, và cảm thấy hạnh phúc đối với công việc của mình. Đối với họ trên sân golf là có thu nhập, đó cũng là một niền vui lớn.
Bạn có thể xem thêm bài viết về:
Comment facebook